Làm việc nhà gồm:
• Đi chợ, lựa chọn thực phẩm
• Trông nom nhà cửa
• Nấu ăn các món cơ bản, đảm bảo vệ sinh
• Giặt giũ, phơi phóng quần áo
• Treo gấp, là ủi quần áo
• Lau, dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
• Lau, dọn dẹp, vệ sinh các vật dụng sạch sẽ
• Pha trà, đồ uống, đón tiếp khách lịch sự
• Chăm trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) gồm:
• Chăm sóc, trông coi, bế ẵm em bé
• Đi chợ, lựa chọn thực phẩm cho em bé
• Chuẩn bị , sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị bữa ăn
• Quấy bột, nấu cháo, pha sữa
• Vệ sinh, làm sạch dụng cụ nấu nướng, pha chế
• Cho em bé ăn • Chơi với bé và trông nom em bé
• Các công việc vệ sinh cho em bé
• Tắm cho em bé
• Đóng bỉm, mặc quần áo, quấn tã
• Giặt đồ em bé, phơi phóng, gấp cất là ủi
• Đưa đón bé đi học, đi chơi
• Xử lý các tình huống liên quan em bé
BÀI HỌC VỀ CHĂM SÓC TRẺ EM YÊU CẦU CHUNG
- Khi chăm sóc trẻ em, người giúp việc phải nắm được tâm lý của trẻ theo từng giai đoạn từ sơ sinh (0 tháng tuổi ) đến 56 tuổi
- Trước khi tiến hành công việc chăm sóc trẻ, người khán hộ công phải thực hiện công tác vệ sinh sạch sẽ
- Phải nắm được các thao tác và quy trình chăm có trẻ từng giai đoạn phát triển đối với trẻ
- Phải quan tâm và chăm sóc trẻ coi chúng như con em, em ruột của mình -Trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý đến việc an toàn đối với trẻ nhất là khi trẻ chơi hoặc chúng nô đùa với môi trường bên ngoài hay tiếp xúc với các đồ chơi hoặc các vật dụng trong gia đình
-Tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn cũng như mọi yêu cầu của chủ nhà đối với việc chăm sóc trẻ
CHĂM SÓC TRẺ EM TỪ 0 THÁNG TUỔI ĐẾN 12 THÁNG TUỔI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ I
– SỮA Là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ
* Nguồn sữa mẹ Là thức ăn “thiên nhiên” lý tưởng cho bé, thành phần của sữa mẹ thích hợp với nhu cầu phát triển của bé.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng như Prôtít, lipit, đường, chất khóang và các vitamin… đều rất dễ hấp thụ đối với bé.
Trong sữa mẹ rất nhiều loại kháng thể, giúp bé tăng khả năng miễn dịch và còn có chất làm thúc đẩy tế bào não, võng mạc từ đó tăng sự phát triển của trí lực và nâng cao thị giác của trẻ Nuôi con bằng sữa mẹ kinh tế thuận tiện và an toàn. Chỉ cần mẹ đủ dinh dưỡng, sữa nhiều, nhịêt độ lại thích hợp, không bị biến chất, bất cứ lúc nào cần là có.
Cho con bú vừa đơn giản lại vệ sinh, bé ít bị nhiễm bệnh
* Nguồn sữa ngoài Thành phần của các loại sữa này cũng tương ứng so với các chất có trong nguồn sữa mẹ, nhưng khả năng miễn dịch không cao. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh ta cần lưu ý giữ vệ sinh
II – PHƯƠNG PHÁP VÊ SINH BÌNH SỮA Trước khi pha sữa cho trẻ ăn, ta cần phải vệ sinh các dụng cụ và bình sữa. thông thường bình sữa sau khi uống xong cần phải rửa ngay.
Khi pha sữa cho trẻ cần phải khử trùng các đồ dùng dành cho trẻ theo các bước sau * Đồ dùng dành cho trẻ: Bình sữa gồm: Bình pha sữa (bình đại), bình uống nước hoa quả (bình trung), bình uống nước sau khi bú sữa (bình nhỏ) và thêm hai núm vú bằng cao su mềm (dự trữ).
Một nồi chuyên dùng, một cốc thủy tinh, 1 khay đựng, 1 khăn trắng nhỏ bằng vải bông
* Phương pháp khử trùng Sau khi rửa bình sữa bằng chổi cọ riêng (chổi bằng nhựa), ta cho các bình sữa vào nồi và đun sôi. Sau khi đun sôi từ 3-5 phút, ta dùng đũa hoặc panh (đã được khử trùng) lấy các núm vú cho vào cốc thủy tinh (đã khử trùng) tiếp tục đun từ 10-15 phút, thì ta lấy ra đặt vào khay (đã khử trùng) để dưới đáy xoong, cho các bình sữa vào và đổ nước đun sôi theo quy trùnh nêu trên. Sau khi đổ nước đi tiếp tục hong khi từ 1-2 phút rồi lấy ra Chú ý: khi rửa bình sữa lưu ý cọ sạch bên trong và đáy bình
III – CÁCH PHA SỮA - Trước khi pha sữa ta phải dùng xà phòng rửa tay
- Nước pha sữa đun sôi, sau khi sôi đun thêm 10 phút nữa rồi để nguội, nhiệt độ còn khỏang từ 60 độ đến 70 độ cho vào bình. Lượng nước cho vào bình để pha sữa căn cứ theo vạch thang đã được chia sẵn trên thân bình pha sữa rồi lấy lượng sữa pha cho trẻ tương ứng với mức nước pha trong bình theo số cân, số tháng của trẻ được ghi trên các hộp sữa, sau đó ta lắc đều
* Chú ý:
- Tuyệt đối không dùng nước đun sôi pha sữa hoặc cho sữa vào trước sau đó mới cho nước
- Hộp sữa bột trước khi mở nắp phải được lau sạch
- Sữa bột được pha nắp vào bình mà chưa dùng đến, phải đậy nắp và bảo quản sữa trong tủ lạnh.
Khi đậy nắp không được sờ tay vào núm vú đã được khử trùng
- Sữa bột khi pha chỉ đuợc dùng trong 24 tiếng (có bảo quản) sau 24 tiếng nếu còn thì phải đổ đi không được cho trẻ ăn
IV – CÁCH CHO TRẺ ĂN
Khi cho trẻ ăn, trước tiên ta phải nhỏ vài giọt sữa lên phía trên cổ tay thấy hơi ấm (nhiệt độ của sữa lúc này khoảng 40 độ), lượng sữa chảy thành giọt thì mới tiến hành cho trẻ ăn
Cho trẻ ăn phải bế nằm thoải mái, đầu hơi cao một chút. Đưa núm vú từ từ vào miệng trẻ cho đến khi bé đã ngậm sâu núm vú để bú, rồi nâng nhẹ bình sữa theo hướng lên trên và hơi nghiêng để bé dễ dàng với lượng sữa vừa phải
Tránh lắc mạnh bình sữa dễ tạo thành bọt hoặc không cho bé ngậm sâu núm vú. Bé bú dễ bị mất sức vì nuốt phải không khí vào bụng Thời gian cho bé bú khoảng từ 15-20 phút Sau khi bé ăn no, ta bế bé lên để đầu bé tựa vào vai mình, tay vỗ nhẹ sau lưng bé để bé ợ không khí đã nuột phải khi bú ra ngoài. Sau đó đặt bé nhẹ nhàng xuống giường, đặt nằm nghiêng để phòng bé trớ sữa gây sặc vòa đường hô hấp
Chú ý: Trong quá trình cho bé ăn, nếu bé bị nấc ta bế bé nằm sấp và vỗ nhẹ sau lưng cho bé bị sặc. khi bế bé không được đu đưa hoặc lắc mạnh bé, vì bé còn non yếu, cơ thể đang phát triển hoàn thiện dần, nếu đu đưa hoặc lắc mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến não và ruột của bé
PHƯƠNG PHÁP TẮM CHO TRẺ
Trước khi tắm cho trẻ ta phải rửa sạch tay bằng xà phòng (móng tay cắt ngắn), lau khô tay.
Chuẩn bị quần áo sạch, bỉm, sữa tắm, dầu gội đầu, kem chống hăm, phấn rôm, bông tai.
Khăn tắm bằng vải bông, hoặc băng xô (gồm 3 chiếc: 1 khăn 20x30, 2 khăn 60x80) và chậu chuyên dùng
Trước khi tắm ta phải kiểm tra nhiệt độ phòng tắm, thông thường để nhiệt độ từ 24-28 độ và nhiệt độ nước khỏang 37-40 độ bằng cách khử khuỷu tay mình hoặc bằng nhiệt kế, thấy nước vừa ấm là có thể tắm cho bé.
Trước tiên ta rửa mặt, lau vành tai, gội đầu, sua đó từ từ cho bé xuống nước tạo cảm giác thoải mái (tránh để bé sợ).
Dùng khăn tắm thấm nước tắm cho bé từ cổ rồi dần dần xuống phía dưới Tắm xong phải lau khô, thấm kỹ cổ, nách, bẹn, chân, mông bé - Đối với bé trai:
Nhấc lên thấm khô - Đối với bé gái: Phải lau từ trong ra ngoài, sau đó thoa phấn rôm hoắc thoa kem chống hăm
Chú ý: - Không được để nước vào tai bé
- Phòng tắm phải kín gió
MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG CỦA TRẺ - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ I – GIỚI THIỆU VÀ PHÁT HIỆN MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG
– Thế nào là bệnh lao Bệnh lao là bệnh ho kéo dài dẫn đến lao phổi. Khi hắt xì hơi, vi khuẩn bay trong không khí, nếu người không có sức đề kháng sau khi ít vào có thể sẽ bị truyền nhiễm, đặc biệt trong không giai tối, không thoáng đãng Thông thường vi khuẩn lao sau khi bị hít vào phổi sẽ bắt đầu sinh sôi thành những vi khuẩn trong máu, rất dễ làm cho viêm phổi và dẫn đến lao phổi. Người mắc bệnh sẽ có triệu chứng như:
Ho, mệt mỏi, sốt cao vào buổi trưa, đờm có máu và sút cân Vi khuẩn lao trong phổi tuần hoàn máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó dẫn đến bệnh lao của tổ chức các bộ phận khác như bệnh lao xương, gan, thận
B – Thế nào là bệnh ho gà Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm vi khuẩn đường hô hấp cấp tính.
Bệnh này thường dễ xâm nhập vào trẻ em dưới 5 tuổi, nó có thể dẫn đến những trận ho nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đường hô hấp và thực quản Theo thống kê: trong 4 trẻ em bị mắc bệnh ho gà thì có 1 trẻ em sẽ phát sinh bệnh viêm phổi. Cứ 100 người thì có 2 người bị co giật hoặc có vấn đề về não tương đối nghiêm trọng. 75% người chết thường là trẻ em dưới 1 tuổi và đặc biêt là trẻ dưới 6 tháng tuổi C
- Thế nào là bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi chưa tiêm vắc xin phòng dịch, trẻ mắc bệnh vì trực khuẩn bạhc hầu có thể có màng ở mũi, amiđan, yếu tố mà làm tắc đường hô hấp. Độc tố tiết ra từ trực khuẩn bạch hầu có thể phát sinh ra nhiều bệnh nghiêm trọng kèm theo như viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh
D- Thế nào là bệnh uốn ván Bệnh uốn ván là do trực khuẩn của bệnh xâm nhập sau vào miệng vết thương. Trong hoàn cảnh thiếu không khí độc tố lan ra một lượng lớn dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng về thần kinh, cơ tim (VD: như khớp nghiên chặt, hẹp cơ tim tứ chi co giật.
Trực khuẩn uốn ván thướng sống trong đất và những nơi bụi bặm. Nếu người bệnh vô ý làm cho vết thương sau bị nhiễm trùng thì tỷ lệ tử vong cao trên 50%. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và người già trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất
E- Thế nào là bệnh bại liệt Bệnh bại liệt ở trẻ em là triêu chứng viêm tủy cấp tính gây ra sau khi bị nhiễm vi rút bại liệt. Nguồn gốc nhiễm bệnh là từ phân và nước tiểu của người bệnh
. Sau khi nhiễm bệnh thời gian ủ bệnh là từ 7-10 ngày, đa số trẻ em sau khi nhiễm vi rút bại liệt đều không có triệu chứng gì, chỉ có một số ít khoảng 1% bị các triệu chứng như: sốt, đau họng, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, thậm chí cổ và lưng tê cứng. có người trong số đó do vi rút xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến triệu chứng tê liệt chi trên và chi dưới, thậm chí gây ra chứng tê liệt ở cơ miệng và cơ họng dễn đến chết Hiện này hàng năm tại nhiều nước trên thế giới còn có rất nhiều trẻ em bị bại lịêt VD:
Theo thống kê vào năm 1971, tại Đài Loan do tỷ lệ tiêm chủng thấp nên có hơn 1000 trẻ em bị mắc bệnh bại liệt, trong đó có 98 em bị chết. Tuy vài năm trở lại đây đã có rất ít bệnh bại liệt phát sinh, nhưng nếu trẻ em không được tiêm chủng vắc xin đầy đủ thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh bại liệt
F - Thế nào là sốt –vì sao sốt Sốt là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Đa số những người bị sốt sau khi vi khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể gây ra một loại phản ứng cũng có nghĩa là kết quả sau khi bị nhiễm bệnh.
Nói cách khác trước tiên bị bệnh sau đó mới sốt rồi mới mắc bệnh. Nếu nói “Do bị mắc chứng bệnh bại liệt ở trẻ em dẫn đến sốt” là đúng nhưng nếu nói “Sốt biến chứng thành bại liệt ở trẻ em” thì đó là sai lầm hoặc bị viêm phổi nên mãi mãi không hạ sốt là đúng nhưng nếu cho rằng bị sốt quá lâu dẫn đến viêm phổi là nói không đúng Vì vậy việc chúng ta cần giải quyết là tìm nguyên nhân gây ra bệnh sốt
II – CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ THÔNG THƯỜNG
Để phòng tránh các bệnh: lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt nên cho trẻ tiêm chủng theo sự hướng dẫn của bác sĩ kể từ khi trẻ còn sơ sinh Đói với trẻ bị sốt, trươc hết ta phải hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn bông thường nước nóng, ấm lau cho trẻ và để trẻ năm ở chỗ thoáng gió, mát mẻ, hoặc chườm lạnh, dùng thuốc hạ sốt (Aspirin) .
Trong trường hợp không giảm nhiệt độ lên đến 40 độ thì phải gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện Chú ý: Khi trẻ bị sốt, ta phải hết sức bình tình để theo dõi vì sốt là triệu chứng chứ không gây bệnh như đã nêu trên. Có thể trẻ bị sốt khi đã đến thời kỳ phát triển vào ca, cữ hay bị tiêu chảy trong thời gian ngắn như vậy: Biết lẫy, biết bò, mọc răng…
TẤM LÝ ĐỐI VỚI TRẺ
1- Cần thường xuyên nói chuyện với bé, hát cho bé nghe hoặc cho bé nghe nhạc nhẹ, êm dịu khi thức cũng như khi bé ngủ
2- Nên treo một vài đồ chơi có màu sắc trên giường bé nằm, tập cho bé nằm sấp hay người ở tư thế đứng có thể ngóc đầu, tay có thể nắm được đồ chơi trước ngực
3- Thời tiết tốt nên bế bé ra ngoài thay đổi không khí, hoặc thường xuyên cho bé tắm nắng vào buổi sáng
4- Mỗi ngày xi bé đi cầu theo giờ nhất định tạo thói quen đi cầu có giờ giấc
5- Khi nói chuyện với bé ta luôn thể hiện nét tươi vui, tạo cho bé sự phấn khởi vui mừng khi nhận ra người quen thường chăm sóc bé
6- Khi bé có biểu hiện khác thường như quấy, ta cần kiểm tra bỉm. Có thể ta đóng bỉm qúa chật hoặc bỉm chứa nhiều nước tiểu, ta cần thay bỉm ngay cho bé có cảm giác thoải mái
7- Thay đổi khoảng cách treo đồ chơi , giúp cho bé phát triển thị lực theo từng tháng tuổi
8- Chọn cho bé những đồ chơi có thể lắc đọng khi để trên bàn tay như: Chuông lắc, xúc xác có cán cầm và những vật tạo ra âm thanh mà có cạnh góc không sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho bé khi chơi
CHĂM SÓC TRẺ TỪ 1-3 TUỔI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ I – BỔ XUNG CHẾ ĐỘ THỰC PHẨM CHO TRẺ ĂN DẶM HÀNG NGÀY
1- Bổ xung chế độ thực phẩm - Khi trẻ trên 1 tuổi, thời kỳ này phát triển nhanh hơn bất cứ một giai đoạn nào khác trong quá trình phát triển. trọng lượng cả bé nặng hơn so với lúc đẻ (tăng gấp 3 lần, chiều dài thân tăng gấp 1,5 lần).
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ ở thời kỳ cần phải chú ý dinh dưỡng và chăm sóc trẻ
- Chính vì vậy, ta cần phải bổ xung chế độ ăn dặm cho trẻ hàng ngày để đảm bảo các thành phần chất béo, đường khóang chất và các loại vitamin cho sự phát triển của trẻ có trong thực phẩm như:
Sữa trứng rau cá thịt Các loại ngũ cốc: cháo cơm, đồ ăn chế biến từ bột mỳ, ngô khoai… Các loại dầu thực vật hoặc một ít mỡ động vật Các loại rau củ quả: rau xanh các loại, cà rổ, khoai tây, bí đỏ Các loại quả như: quýt, chuối tây, xoài, lê, chuối tiêu, đu đủ, lê cam, táo, dưa hấu..
2- Cách làm nước ép trái cây -Trước khi tiến hành ép trái cây, ta phải lựa chọn quả không bị dập và rửa sạch để cho ráo nước rồi tiến hành ép từng loại trái cây như sau:
* Nước nho ép: - Nhúng qua nước sôi khoảng 2 phút để vỏ nho nứt ra, đổ nước và dùng gáp ra để bào miếng vải 2 lớp. lấy thìa canh to ép nước nho ra cho vào bình
* Nước dưa hấu Cắt lấy phần thịt dưa hấu, bỏ hết hột cho vào vải ép lấp nước rồi cho vào bình
* Nước ép táo - Sau khi gọt vỏ cắt thành miếng cho vào nước muối loãng để táo không bị biến mầu, bào nhuyễn miếng táo vào vải hai lớp, dùng ta hoặc thìa to ép nước táo ra cho vào bình (Thông thường một trái táo 250 g ép được 150cc nước táo)
* Nước cam vắt - Cắt ngang quả cam thành 2 phần , dùng đồ vắt lấy nước cam sau đó cho vào vải xô lọc bỏ tép cho nước cam vào bình (150 g có thể vắt được 50cc nước ép) Chú ý: Trong quá trình lựa chọn thực phẩm và rau quả cho trẻ cần đảm bảo đồ tươi sống và quá trình chế biến thực phẩm cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ
II – Chế độ ăn của trẻ - Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mỗi lần chỉ thêm 1 loại thức ăn. Nếu cùng một lúc cho hai loại thức ăn thì không biết bé chịu ăn thức ăn nào.
Cho nên bất kỳ loại thức ăn nào khi cho trẻ ăn ta cũng phỉa chế biến dưới dạng thể lỏng với số lượng ít một. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, sẽ làm trẻ không chịu ăn.
Qua nhiều lần thăm dò bé không chịu ăn ta những một thời gian từ 1 đến 2 tuần không cho ăn món đó , sau đó cho ăn lại
- Thường xuyên thay đổi cách nấu cho bé ăn và cho trẻ làm quen với mùi vị trước khi quyết định món ăn cho trẻ. (VD: Rau cải ép nước cho một chút vào sữa tập cho bé làm quen mùi vị cả rau cải) khi cho trẻ ăn dặm.
Lượng sữa cho trẻ rút xuống chỉ cần từ 1-2 lần trong ngày. Lúc này cần bổ xung lượng nước cho trẻ uống nhiều hơn, có thể là nước hoa quả ép hoặc trái cây dưới dạng nghiền hay dầm nhỏ Chú ý:
- Đồ dùng cho trẻ trước ăn, uống cần phải khử trùng sạch sẽ - Khi chế biến đồ cho trẻ không nên dùng gia vị dùng cho người lớn để chế biến thức ăn dành cho trẻ - Cho trẻ ăn nên dọn tất cả đồ chơi, tắt tivi
- Tuyệt đối không được dùng thìa, dĩa của mình để cho bé ăn, càng không được dùng miệng đẻ mớm cho bé
- Tạo cho trẻ có thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ
VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ
- Hàng ngày ta phải thường xuyên vệ sinh cá nhân và đánh tựa lưỡi cho trẻ (đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi)
- Đối với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, luện cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và phải tắm rửa cho trẻ (nhưng không cho trẻ tắm quá lâu, hoặc sau khi ăn 1 tiếng
- Nên cắt móng chân móng tay cho trẻ theo định kỳ không để dài, tránh đẻ bẩn lưu lại trong móng chân móng tay
- Khi trrt bị ốm, không nên tắm cho trẻ mà dùng khăn bông vò qua nước ấm có chút dầu gió nhẹ nhàng cẩn thận lau khắp toàn thân trẻ
- Nếu mùa đông, bạn phải cẩn thận khi tắm cho trẻ để tránh trẻ bị cảm. Phải chuẩn bị quần áo sạch đày đủ trước khi tắm, thao tác tắm cho trẻ phải nhanh. Sau khi tắm quấn trẻ áo tấm khăn lớn và đưa vào chỗ ấm mặc quần áo cho trẻ
CHĂM SÓC VÀ TÂM LÝ ĐỐI VỚI TRẺ
-Trẻ luôn theo bố mẹ chúng. Khi bán được giao chăm sóc, hãy thường nói chuyện cùng với bé, cùng chơi với bé hay cho bé nghe những điệu êm đềm để bé có thể từ từ cảm nhận được tình cảm yêu thương của mình lớn lên trong vui vẻ hạnh phúc
- Hãy cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên như đưa trẻ đi chơi công viên hoặc dạo phố ở gần nơi ở nhằm kích thích trẻ phát triển làm quen với môi trường xung quanh
- Tuyệt đối không được để bé chơi một mình trong phòng. Không được để những vật nguy hiểm trong tầm tay của trẻ: dao nhọn, khuy, kéo, túi nhựa hoặc đồ vật có cạnh góc nhọn sắc.
Cũng không được để cho bé chơi một mình hoặc các bạn nhỏ khác. Vì khi chơi với bạn cùng lứa hoặc các bé khác, bé không biết thế nào là nguy hiểm cho nên bạn cần phải chú ý hơn.
Trước đây đã từng có chuyện chị gái nhỏ chơi với em bé vô ý không cẩn thận đã để nuốt phải cúc áo vào trong bụng. Cho nên khi bạn chăm sóc trẻ mà ta phải đồng thời dọn dẹp việc nhà, bạn cũng phải cho bé chơi ở nơi mình có thể quan sát được - Không nên bế các cháu bé đến gần cánh cửa sổ hay ban công không có rào chắn để tránh vô ý trẻ tuột tay khỏi tay bạn bị ngã
- Trẻ em cần sự chăm sóc của bạn nên bạn phải luôn chú ý tới sự an toàn của chúng ở mọi lúc mọi nơi Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ đuợc đánh trẻ kể cả hành động đánh giả vờ hoặc quát tháo trẻ nếu bạn làm như vật bạn sẽ bị trả về .
CÁCH LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ
- Nhằm giúp cho trẻ hoàn thiện dần sự phát triển trí não cũng như thị giác, bạn hãy chơi đồ chơi cùng với trẻ và giúp trẻ lựa chọn đồ chơi theo hình dàng mầu sắc phù hợp theo từng tháng tuổi như:
- Các con vật bằng những chất liệu bải bông, gỗ, nhựa đều có mầu sắc sặc sỡ đỏ tươi xanh đạm, vàng thẫm…nhưng không gây hại. Những đồ vật mà đều phải có kích thước to, các góc cạnh phải được vê tròn và khi chơi phát ra âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu (VD: Các con vật kêu chút chít, xú cắc con giống quay tròn tạo bản nhạc đã cài sẵn) Chú ý:
- Với những đồ chơi hoặc vòng tròng chưa chất lỏng khi cầm phải kiểm tra xem có bị nứt không? Vì tất cả các chất lỏng như vậy đều gây ô nhiễm
- Trong khi cho trẻ chơi cần lưu những vật nhỏ, trẻ có thể cho vào miệng hoặc cho ngón tay hay các vật nhỏ vào các ổ điện
- ở độ tuổi này, mỗi năm trọng lượng cơ thể sẽ tăng từ 3-5 kg, chiều cao sẽ tăng từ 2,5 inch (khoảng 0.8m) gân cốt của trẻ phát triển cứng cáp và khỏe mạnh. Lúc này trẻ thích thể hiện mình có một sức khỏe cực tốt, sôi nổi hăng hái, rất ít nghỉ ngơi cho nên lượng calo cần thiết cũng tăng lên.
Cần cho trẻ ăn thêm bữa phụ giàu dinh dưỡng thường xuyên để bổ xung calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Thông thường trẻ không cần khích lệ, chúng chỉ ăn khi nào đói, vẫn chưa có thói quen cố định là ăn ngày 3 bữa nên thường từ chối.
Do vậy, 3 bữa không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên cần có bữa phụ bù vào. Nếu bù bằng cách cho uống thêm sữa, từ 2-3 cốc ngày trẻ rất có khả năng sẽ từ chối các thức ăn rắn khác.
Mà thời kỳ này trẻ thường mọc răng hàm nên cho trẻ ăn những thức ăn hơi cứng một chút nhưng không gây sâu răng
- Dưới đây là một số dinh dưỡng mà không gây sâu răng và giúp trẻ có thể phát triển như:
- Loại 1: Các loại rau xanh như cà rốt, dưa chuối đậu xanh…
- Loại 2: Các loại hoa quả như cam , quýt, nho táo…
- Loại 3: Các loại bánh quy, bnáh ngọt
- Loại 4: Các loại thức ăn chế biến từ thịt trứng, từ sữa
II- PHƯƠNG PHÁP THỨC ĂN CHO TRẺ
1- Làm thế nào để tạo cho bé có thói quen ăn uống tốt
- Khi ăn không khí phải vui vẻ, nhẹ nhàng, đầm ấm để trẻ ở một vị trí ngồi thoải mái. Dùng dụng cụ ăn thích hợp, nhẹ và nhỏ, bát ăn nên rộng miệng và nông. Tạo thói quen và nguyên tắc tốt cho trẻ (rửa tay trước khi ăn và tư thế ngồi)
- Thông thường trẻ có phản ứng rất nhanh đối với mùi vị của thức ăn. Thức ăn chế biến sao cho dễ gắp, dễ xúc và dễ ăn. Rau và thịt có thể cắt thành khúc nhỏ để trẻ có thể dễ xúc. Hoa quả cắt từng miếng vừa phải để trẻ có thể tự cầm ăn. Trẻ thường thích những món ăn có hình đang đơn giản, nhưng có mùi hấp dẫn như: trứng, thịt nạc, thịt gà và bánh kẹo có mùi vị hoa quả
- Khi trình bày thức ăn trên bàn, ngòai việc mùi vị, mầu sắc hấp dẫn, ta cần lưu ý đến đồ dùng phục vụ cho trẻ phải xinh xắn trên bàn sẽ khiến trẻ vui mừng và có hứng dễ ăn hơn
- Quan sát trẻ ăn những gì, ăn nhiều hay ăn ít. Dần dần tăng thêm thức ăn mới không cùng chủng loại để trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng được dễ dàng. Trẻ thường không thích ăn rau, bạn cần tập cho trẻ bằng cách trộn một ít vào những thức ăn trẻ thích đẻ trẻ làm quen với mùi vị rồi sau đó tăng dần lượng cho trẻ ăn (nên cho trẻ ăn một chút rau khi trẻ đói) Chú ý: để cho trẻ chọn những món ăn mà trẻ thích, tuyệt đối không nên cưỡng ép trẻ ăn
VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ
- Hàng ngày bạn phải thường xuyên vệ sinh cá nhân và tắm rửa cho trẻ. Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh và tắm rửa hàng ngày theo thời gian đã định trước. Hướng dẫn trẻ cách đánh răng, rửa mặt và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Luyện cho trẻ có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Ăn xong biết thu dọn bát đĩa trên bàn
- Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo và nước gội đầu, sữa tắm, bạn phải mở nước vào bồn tắm nước (bạn mở vòi nước láy mức nước cận tắm, rồi sau đó vặn vòi nước nóng hòa vào kiểm tra tháy nước đã đủ ấm ) thì bạ hãy đưa trẻ vào buồng tắm
Chú ý: Tuyệt đối không được để trẻ tấm một mình trong bồn tắm, phòng tránh trẻ hiếu động nghịch ngợm nghịch vòi nước gây bỏng hoặc mở nhiều nước quá gây sặc nước (chết đuối)
HƯỚNG DẪN VÀ GIÚP TRẺ LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI Đồ
chơi là sự thu hút đối với trẻ, không những thế nó còn rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
- Mỗi một loại đồ chơi đều có một khoảng thời gian thích hợp với từng lứa tuổi của trẻ. một số đồ chơi mà có cách chơi của nó được trẻ con nhanh chóng nắm bắt và chơi thành thạo như trò chơi ghép ranh, xếp hình khối. đồ chơi này lúc mới chơi kích thích trẻ tính hiếu thắng nhưng nhiều nhất cũng không quá 2 tuần là trẻ chán.
Đối với những loại đồ chơi theo giới tính như: các loại xe có gắn động cơ hay tàu, thuyền có thể chạy trên mặt nước hoặc búp bê, đồ chơi theo mô hình các vật dụng gia đình thì thời gian trẻ thích chơi những loại đồ chơi này khá dài, sau một vài năm trẻ có thể nghĩ ra những cách chơi khác nhau.
Vì thế, khiến cho trẻ chủ động chơi và phát huy được những khả năng sáng tạo. đồ chơi đẹo có kiểu dáng và màu sắc rõ ràng dễ gây hứng thú đối với trẻ
- Khi hướng dẫn cho trẻ chơi đồ chơi bạn phải kiểm tra và lựa chọn những loại đồ chơi được phun sơn dùng cho trẻ dưới 6 tuổi đều phải ghi rõ hàm lượng chì dưới 1% và không độc ghi trên nhãn mác.
Những loại đồ chơi đã bị hỏng hoặc bị gãy nút, vỡ cần phải loại ngay không được cho trẻ chơi mặc dù trẻ rất ưa thích
- Trong quá trình trẻ chơi, ta nên cùng chơi với trẻ giúp trẻ có hứng thú kích thích sự phát triển trí tuệ và tính mạnh dạn, tự tin
VD: Nếu trẻ là một đứa mê vũ trụ hay thích xe tăng, chỉ càn liên kết chặt chẽ những sự vật mà trẻ yêu thích trước mắt có thể biến chúng trở nên sinh động hơn, trẻ sẽ quý mến hơn và tin tưởng ở bạn nhiều hơn.
Ngay cả khi đứa trẻ ra ngoài khu công viên gần nơi bạn ở, bạn thử nghĩ và tạo cho trẻ có cảm giác như mình đang đi tìm công chúa hoặc thám hiểm trên mặt trăng. Điều đó giúp trẻ có sự liên tưởng vào sự hứng thú chơi trò chơi của trẻ
Chú ý: Trong những lúc trẻ nô đùa hay chơi các trò chơi hoặc đi dạo bạn luôn luôn phải để mắt theo dõi trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ đối với môi trường xung quanh
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNh THÔNG THƯỜNG Ở TRẺ
-Trẻ em trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi được bổ xung chế độ ăn dặm nhiều hơn. Do trẻ ăn đồ ăn mới chưa quen hoặc nếu kích thích thì lại ăn quá nhiều nên dễ dẫn dến bị tiêu chảy hoặc khi trẻ bị cảm rất dễ dẫn đến bị nôn ọe và đi ngoài do đó cần nên chú ý bổ xung để tránh hiện tượng mất nước. Khi bị đi ngoài cần giảm bớt lượng các món ăn dặm và tăng cường cho trẻ uống nước gạo rang hoặc nước hoa quả hay nước ấm đun sôi để nguội hơn mức bình thường. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước đường hay nước mật ong. Nếu tình hình không khá lên, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ
- Vì vậy khi trẻ bi đi ngoài cần phải bổ xung thành phần nước nhiều hơn người lớn
TỰ TRẢ LỜI CÂU HỎI 1
- Bạn hãy nêu phương pháp vệ sinh bình sữa và cách pha sữa cho trẻ như thế nào? Những điều cần lưu ý trong quá trình pha sữa
2- Bạn hãy cho biết cách bế và cho trẻ ăn. Trong khi ăn trẻ bị nấc bạn phải làm gì? Phương pháp tắm và chuẩn bị đồ cho trẻ như thế nào? Điều cần lư ý trong quá trình tắm cho trẻ
4- Khi trẻ bị sốt ta phải làm gì
5- Phương pháp bổ xung chế độ ăn dặm cho trẻ như thế nào. Khi nào cần phả bổ xung chế độ ăn dặm cho trẻ
6- Khi thấy trẻ khóc ta phải làm gì
7- Cách lựa chọn đồ chơi giúp trẻ theo từng lứa tuổi như thế nào? Những điều cần chú ý kho cho trẻ chơi
8- Nêu một vài phương pháp làm nước éo trái cây cho trẻ những điều cần lưu ý.
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0975971138 ; 0904579707 ; 0388602283 ; giupviecnghean.com