nghề giúp việc sẻ được đào tạo
Tin đăng ngày: 28/1/2016 - Xem: 2641
 
Cuối năm 2014, một số lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út bị ngược đãi, phải cầu cứu cơ quan chức năng Việt Nam xin về nước sớm. Để hạn chế tình trạng này, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) tăng cường các giải pháp bảo vệ người lao động trước khi đi xuất khẩu lao động trong lĩnh vực giúp việc gia đình.
 
Nghề dễ gặp rủi ro
 
Chị NTV (TP Hồ Chí Minh) đi giúp việc tại Ả rập Xê út từ đầu năm 2014, bị chủ nhà sàm sỡ, đánh đập và phải gọi điện cầu cứu người thân. Nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng, chị V đã được về nước cuối năm 2014. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị T (Nam Định) đi giúp việc gia đình tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) từ năm 2011, bị chủ nhà sàm sỡ và không cho liên lạc về gia đình. Trong một lần may mắn thoát được, chị được cộng đồng người Việt tại đây hỗ trợ về nước trước thời hạn... Tuy nhiên, do về trước thời hạn nên tiền lương và tiền ứng trước khi đi vẫn chưa được doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoàn trả.
 

Đào tạo kỹ năng giúp việc gia đình.

Việc đưa lao động đi giúp việc gia đình ở nước ngoài được các doanh nghiệp Việt Nam triển khai từ năm 2005, tuy nhiên, nghề này chưa được đưa vào Luật Lao động tại nhiều nước, nên người lao động thường gặp rủi ro. Cuối năm 2014, khi xảy ra việc một số lao động giúp việc gia đình bị ngược đãi, gửi đơn kêu cứu tới cơ quan chức năng, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phải yêu cầu doanh nghiệp đưa người lao động về nước sớm.
 
Lý giải nguyên nhân xảy ra tình trạng nhiều người lao động giúp việc xin về nước sớm, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho rằng: “Đối tượng lao động đi giúp việc Ả rập Xê út khá dễ khi không quy định chặt độ tuổi, không mất chi phí. Điều này dẫn đến nhiều người đánh cược đi thử. Người lao động kỳ vọng trước khi đi, nghĩ lương cao hơn trong nước nhưng khi sang Ả rập Xê út thì sự khác biệt về văn hóa, điều kiện khí hậu khắc nghiệt dẫn đến không hài lòng và đòi về nước. Ở đây có cả lỗi của doanh nghiệp không thông tin đầy đủ và lựa chọn kỹ đối tượng”.
 
Đặc thù của nghề giúp việc gia đình làm theo khối lượng công việc và phụ thuộc vào gia đình sử dụng lao động, nên dễ dẫn đến tình trạng bị lạm dụng, phải lao động quá giờ. “Để không xảy ra tình trạng lao động bị ngược đãi như cuối năm 2014, ngay từ đầu năm 2015, Cục Quản lý lao động nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực hiện nghiêm quy trình trình tuyển dụng như thông qua chính quyền địa phương nắm rõ sức khỏe và mục đích đối tượng khi đi người lao động, quy định chặt chẽ thời gian đào tạo. Do đó, các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực giúp việc gia đình đã giảm hẳn”, ông Tống Hải Nam cho biết.
 
Hỗ trợ người lao động
 
Theo ông Tống Hải Nam, Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu lao động trong lĩnh vực giúp việc gia đình. Tuy nhiên có một số thị trường như Ả rập Xê út lại có điều kiện là nếu không cử lao động giúp việc gia đình thì họ sẽ không tuyển lao động lĩnh vực khác. Vì vậy, tổng số lao động làm việc tại Ả rập Xê út hiện nay vào khoảng 16.000 lao động, trong đó có 5.000 lao động giúp việc gia đình.
 
Bên cạnh việc siết chặt các quy định về đào tạo, tuyển dụng, để hỗ trợ về mặt chính sách, Việt Nam và Ảrập Xê út vừa ký bản thỏa thuận khung pháp lý trong lĩnh vực giúp việc gia đình giúp bảo đảm quyền lợi người lao động. Theo đó, Bộ Lao động Ả rập Xê út có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho lao động Việt Nam giấy phép cư trú, liên lạc với gia đình, cung cấp nơi ở... Chủ sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động việc trả lương, trợ cấp, được mua bảo hiểm, nghỉ ngơi phù hợp với pháp luật của Ả rập Xê út.
 
Bộ LĐTBXH và Đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam cũng đã thống nhất chỉ cấp visa cho người lao động đi làm việc thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi có trả lời thẩm định hợp đồng cung ứng lao động của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
 
Việc minh bạch thông tin tuyển dụng cũng đang được Cục Quản lý lao động ngoài nước triển khai. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ về văn hóa, ẩm thực phong tục tập quán, điều kiện hợp đồng cho người lao động để họ tự lựa chọn. Với người lao động, Cục khuyến cáo, khi muốn đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, trước hết người lao động cần phải chủ động tìm hiểu văn hóa, môi trường làm việc, điều kiện hợp đồng của nước tiếp nhận.
 
 
 
DỊCH VỤ CÔNG TY
NGƯ?I GIÚP VI?C CHUYÊN NGHI?P
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
DIỆT MỐI,MUỖI,KIẾN ,GIÁN.
GIẶT LÀ (GIAO NHẬN TẬN NHÀ)
CHUYỂN NHÀ - VĂN PHÒNG TRỌN GÓI
NGƯỜI GIÚP VIỆC CHUYÊN NGHIỆP
CUNG CẤP THÙNG RÁC CÔNG NGHIỆP
THÔNG TẮC-HÚTHẦM VỆ SINH
CHĂM MẸ VÀ BÉ SAU SINH
VIDEO CLIPS
SỰ KIỆN - QUẢNG CÁO
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
ANH CHIẾN - 0904579707

ANH CHIẾN - 0975.971.138

Văn phòng - 02388.602.283
Hôm nay: 657  - Tất cả: 1,269,470
     
 
CÔNG TY TƯ VẤN KẾT NÔÍ CHIẾN THẮNG
Trụ sở: Số 14 ngõ 3 Nguyễn Xí, P.Trường Thi, TP Vinh ( ĐC cũ : 130 trần thủ độ , trường thi,tp vinh )
Cơ sở 2: Số nhà 14 ngõ 5 Trần Thủ Độ,Trường Thi, TP Vinh
Điện thoại: 0904.579.707; 0975.971.138 ; 0238.860.2283
Email: chientuvanketnoi@gmail.com
Website: http://giupviecnghean.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0975971138